Ngữ pháp Tiếng Hachijō

Tiếng Hachijō giữ gìn nhiều đặc điểm từ tiếng Nhật Thượng đại, chính xác hơn là từ tiếng Nhật Thượng đại miền Đông, không hiện diện trong tiếng Nhật chuẩn hiện đại, ví dụ:[30][31]

  • Hình dung từ (形容詞 keiyōshi) có đuôi tính ngữ (attributive) -ke. (Khác với đuôi -ki1 tiếng Nhật Thượng đại miền Tây, -i tiếng Nhật chuẩn hiện đại.)
  • Động từ phân biệt giữa chung chỉ hình (終止形 shūshikei) kết bằng -u với liên thể hình (連体形 rentaikei) đuôi -o.
  • -ar- thể hiện sự tiếp diễn trong tiếng Nhật thượng đại miền Đông trở thành hậu tố -ar- đại khái chỉ thì quá khứ trong tiếng Hachijō. (Khác với -e1r- trong tiếng Nhật thượng đại miền Tây.)
  • Hậu tố -unou thể hiện thức suy diễn là hậu thân của trợ động từ -unamu trong tiếng Nhật thượng đại miền Đông. (-uramu tiếng Nhật thượng đại miền Tây.)
  • Động từ aru dùng được cho mọi chủ từ, không có sự phân biệt động-bất động (iru–aru) như tiếng Nhật trên đất liền.
  • Cả ga và no đều có thể vừa trỏ chủ từ vừa thể hiện sở hữu cách.
  • Từ "(cái) gì" là ani, thừa hưởng nguyên dạng từ tiếng Nhật thượng đại miền Đông. (Khác với nani tiếng Nhật Thượng đại miền Tây và tiếng Nhật chuẩn hiện đại)